Về đầu trang

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn?

Tai nghe Skullcandy Push Truly Wireless - Hàng chính hãng mua trên Tiki tại đây

Tai Nghe Chụp Tai Skullcandy Hesh 3 Wireless mua trên Tiki tại đây

Tai Nghe Chụp Tai Skullcandy Crusher Bluetooth Wireless Over-Ear Headphone - Hàng Chính Hãng mua trên Tiki tại đây

Thị trường tai nghe không dây true wireless đang nở rộ một cách nhanh chóng, với các dòng sản phẩm được ra mắt như nấm mọc sau mưa. Skullcandy sau khi ra mắt cặp tai nghe đầu tay sở hữu thiết kế này là Skullcandy Push, thì đã nhanh chóng ra mắt tiếp một cặp nữa mang tên Indy.
Cặp tai nghe đầu tiên của hãng mặc dù có rất nhiều điểm đáng khen, ngược lại thì cũng gặp một số 'sạn' khó có thể bỏ qua. Vậy với lần thử nghiệm thứ 2 là cặp Indy, với giá bán thậm chí còn rẻ bằng một nửa thì liệu có làm nên 'cơm cháo' gì hay không?
Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 1.
Cặp tai nghe này có cách đóng hộp đơn giản hơn so với Push, không có nhựa trong suốt
 để nhìn vào bên trong.

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 2.
Nhưng tất nhiên rồi, ta vẫn có kiểu thiết kế hộp rất trẻ trung, rất 'Skullcandy'!

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 3.
Hộp mở ra, ta có hướng dẫn sử dụng nhanh cùng với tai nghe và hộp sạc.

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 4.
Phụ kiện của Indy không khác gì Push: 2 bộ đệm cao su và 1 dây sạc micro USB.

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 5.
Và đây là hộp sạc của cặp tIndy nhỏ nhắn nên có thể đút được vài túi quần. Phần nắp
được thiết kế khá hay, cắt vát để mở ra dễ dàng. Nhược điểm của hộp này là được làm
bằng nhựa khá mềm, nên nếu để cùng những thứ cứng, nhọn thì sẽ có thể xước.

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 6.
Cổng sạc micro USB ở dưới đáy. Tai nghe có thời lượng dùng khoảng 4 tiếng, và hộp
này sẽ cung cấp thêm 3 lần sạc nữa cho thời lượng tổng cộng là 16 tiếng, tức tốt hơn
con số 12 tiếng của Push.

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 7.
Tai nghe có thiết kế rất giống AirPods, với một phần đeo tai nghe lớn và 2 chiếc 'cánh' rất dài.
Phần đeo tai có đệm cao su ở cả trong lẫn ngoài, với mình là một người có vành tai trung bình
thì đeo rất thoải mái, với những ai có tai nhỏ thì nên đi thử vì có thể gây cấn
trong thời gian dùng lâu.

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 8.
Có vẻ như hãng cũng không dấu diếm việc Indy được thiết kế để đối đầu với 'cặp tai nghe
 màu trắng nào đó'!

Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 9.
Một điểm nâng cấp so với cặp Push đó là mặt ngoài của Indy là mặt điều khiển cảm ứng,
chứ không còn là nút bấm nữa. Sự thay đổi này cho cảm giác sử dụng hiện đại, cũng
 cho tai nghe một thiết kế liền lạc hơn nữa. Các thao tác điều khiển của tai cũng hơi
 phức tạp, người dùng cũng cần phải học trước khi sử dụng quen.

Thông số kĩ thuật
- Màng loa Dynamic 6mm
- Dải tần: 20Hz - 20KHz
- Trở kháng: 16 Ohms ±15%
- Độ nhạy: 95±3dB
- Bluetooth chuẩn 5.0
- Chống nước và bụi IP55
- Cân nặng: 10.5g (tai nghe), 59.5g (hộp sạc)
Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 11.

Điểm mà mình cảm thấy khó hiểu nhất ở cặp Skullcandy Push là việc hãng vẫn sử dụng chuẩn Bluetooth 4.2 cũ. Với Indy, hãng đã sửa sai khi trang bị cho tai Bluetooth 5.0 mới nhất. Bản thân Push không có khả năng kết nối hay độ trễ với nguồn quá tệ, tuy vậy việc sử dụng những công nghệ mới nhất cũng làm người dùng cảm thấy yên tâm hơn.
Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 12.

Chất âm đặc trưng của Skullcandy có thể được tóm gọn bằng 2 cụm từ là 'tối' và 'nhiều trầm'. Đúng là 'quả táo không bao giờ rụng quá xa cây', Indy vẫn sở hữu chất âm đúng với 2 cụm từ này. Song khi xét về từng dải âm khác nhau, ta thấy có những sự thay đổi (tích cực) so với cặp Skullcandy Push đã được ra mắt trước đây.
Âm trầm tất nhiên là vẫn dư lượng một cách rõ rệt, cho ta biết được đây là một cặp tai nghe bass-head dành cho những người nghe nhạc EDM. Âm gẩy dây trong bài Cello Wars của bộ đôi The Piano Guys 'nhảy' ra trước người nghe, khỏe khoắn và bùng nổ. Phần siêu trầm (sub-bass) không bị kiểm soát quá chặt chẽ, nên cũng tràn vào nền, càng làm tăng độ tối của âm thanh.
Lại một lần nữa phải nhắc lại, với ai nghe nhạc nhẹ thì vẫn sẽ thấy đây là một âm trầm quá mạnh, ngược lại với các khách hàng mà hãng hướng tới thì đây lại trở thành ưu điểm, một ưu điểm lớn!
Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 13.

Dải âm làm kém nổi bật nhất của Push đó là dải trung (giọng hát), tự nhiên nhưng thiếu ở đoạn cao (high-mid) và bị lùi về phía nền âm quá nhiều. Indy đã giải quyết được phần nào vấn đề này, khi đẩy ca sĩ lên gần với người nghe hơn, cũng như không giới hạn khi ca sĩ lên giọng. Nhờ vậy mà ca sĩ nữ Sissel Kyrkjebø trong Dream a little dream of me đỡ 'lạc điệu' hơn.
Điểm mà cặp tai nghe này vẫn có thể làm được tốt hơn là độ chi tiết, thể hiện rõ ở dải âm này. Giọng hát vẫn thiếu 'một chút gì đó' để trở nên nổi bật, vẫn có cảm giác bị dính vào âm trầm rất nặng ở nền. Không ai mua một cặp tai nghe của Skullcandy và mong chờ một chất trung siêu sạch, siêu chi tiết nhưng nếu hãng làm có cố gắng hơn một chút ở mảng này thì sẽ tốt biết mấy.
Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 14.

Phần cao cũng được thay đổi đôi chút so với Push, với lượng không đổi nhưng độ sáng đã được đẩy cao hơn. Mình vẫn không muốn gọi đây là một âm cao 'hay', vì vẫn thiếu khá là nhiều về mặt độ dày, song cũng đủ để hiện rõ hơn trong nền âm tối và nhiều âm trầm như của Indy, giúp chất âm không bị ù và đóng.
Trải nghiệm tai nghe true wireles Skullcandy Indy: Rẻ hơn nhưng tốt hơn? - Ảnh 15.

Lời kết
Mặc dù có giá bán rẻ hơn, nhưng xét về nhiều phương diện thì cặp Skullcandy Indy lại vượt mặt cặp Push đầu tay của hãng: hộp sạc nhỏ nhắn, cho thời lượng dùng lâu hơn, điều khiển cảm ứng, chống nước và bụi, Bluetooth 5.0 và một chất âm đầy đủ các từng dải hơn.
Ngược lại, ta vẫn phải nhắc đến những nhược điểm mà hãng tiếp tục phải sửa chữa trong các sản phẩm của tương lai, như hoàn thiện bằng nhựa mềm dễ xước, phần đeo tai còn lớn và độ chi tiết âm thanh chỉ nằm ở mức trung bình. Song, xét một cách tổng thể thì Indy vẫn thuộc nhóm đáng thử (nhất là với ai yêu nhạc Dance, Pop), và giúp Skullcandy cạnh tranh tốt hơn với các hãng tai nghe khác.
Ưu điểm
- Điều khiển bằng cảm ứng
- Dùng chuẩn Bluetooth 5.0 mới nhất
- Độ trễ rất thấp, có thể dùng xem phim
- Chống nước và bụi IP55
- Âm thanh đậm nhưng có sự cải thiện ở các dải âm
- Trầm khỏe khoắn, thích hợp nhạc EDM
Nhược điểm
- Hộp nhựa mềm, dễ xước
- Phần đeo tai lớn, có thể gây cấn với vành tai nhỏ
- Độ chi tiết và âm trường vẫn có thể làm tốt hơn

M.ĐỨC , THEO TRÍ THỨC TRẺ

0 coment rios:

Đăng nhận xét