Apple Macbook Pro Touch Bar 2019 - 13 inchs (i5/ 8GB/ 256GB) - Hàng Chính Hãng mua trên Tiki.vn tại đây
Có những người "chém gió" về công nghệ để tỏ ra hiểu biết. Trái ngược lại hoàn toàn là những người kiếm sống bằng công nghệ, miếng cơm manh áo của họ phụ thuộc vào thiết bị họ dùng...
Có thể nói rằng bất kỳ một loại vật dụng, thiết bị nào cũng đều có thể chia làm hai loại: loại mua vì cần – cực kỳ thực tế và hữu dụng, và loại mua vì thích – những cái thích có thể không thực tế.
Ví dụ, trong lĩnh vực xe máy, tôi cho rằng những chiếc Honda Wave thuộc vào hàng thực tế bậc nhất. Chúng tiết kiệm xăng, bền bỉ, linh kiện thay thế không đắt đỏ, và trên hết là vẫn có thể dùng để di chuyển. Ở phía ngược lại là SH hay LX. Chúng đẹp và đâu đó vẫn được coi là biểu tượng của sự sang trọng. Nhưng chúng đặc biệt là ở khía cạnh "đốt xăng" và linh kiện thay khá đắt tiền, dù cuối cùng vẫn chỉ dùng để di chuyển giống như những chiếc xe Wave.
Sự khác biệt về mức độ thực tế ở đây có thể chỉ rõ bằng một câu hỏi đơn giản: nếu miếng cơm manh áo của bạn phụ thuộc vào những chiếc xe (tức là, nếu bạn chạy Grab hay GoViet chẳng hạn), bạn sẽ chọn Wave hay SH? Câu trả lời không khó để nhìn ra.
Apple là SH hay LX?
Nói đến Apple, nhiều người vẫn nghĩ iPhone hay Mac giống như SH hay LX: người ta mua vì thích, vì đẹp, vì "sướng" chứ không phải vì thực tế. Dù thiết kế, hiệu năng hay độ ổn định có thể là chủ đề gây tranh cãi, rõ ràng iPhone làm được gì thì smartphone Android cũng làm được... Trên lĩnh vực PC, máy Mac thậm chí còn chẳng thể chơi game nếu không cài... Windows. Cùng một cấu hình, máy Mac có thể đắt gấp 2, gấp 3 lần laptop của Dell hay HP.
Nhưng có một điều mà ít người nhận ra: cũng giống như người chạy Grab hay chạy GoViet "phải" chọn Wave thay vì SH, đôi khi chọn Mac lại là lựa chọn thực tế cho những người có miếng cơm manh áo phụ thuộc vào thiết bị mà họ chọn. Vì công việc, họ bắt buộc phải chọn Apple.
Ví dụ đơn giản nhất là ghi chú... Tại sự kiện ra mắt Galaxy S7 edge, ngay chính giữa khung hình chụp Mark Zuckerberg cùng một "làng’ Galaxy S7 edge kèm Gear VR là một chiếc MacBook. Tại Google I/O, tức là tại sự kiện ra mắt Android, MacBook cũng ngập tràn, cả trên sân khấu lẫn phía dưới. Tại sự kiện của Microsoft, phóng viên ngồi dự cũng lại dùng MacBook.
Với các phóng viên, một chút trục trặc trên laptop cũng khiến công việc, thu nhập của họ bị ảnh hưởng. Và họ chọn Apple, bởi trước hết, họ cần một chiếc máy ổn định nhất, ít khả năng trục trặc ngay giữa event. Nếu bạn là Google, bạn có muốn dùng laptop Windows (hay ChromeBook) để phô diễn các tính năng mới của Android và rồi bắt khán giả ngồi chờ code complie với... runtime error?
Miếng cơm manh áo
Có rất nhiều ví dụ để bạn thấy vì sao Apple có thể là lựa chọn bắt buộc dành cho những người dùng máy để "kiếm cơm". Bạn có thể thấy nhiều DJ vẫn dùng MacBook. Lý do không chỉ là để "khoe", mà còn bởi họ cần một chiếc máy sẽ không gặp trục trặc giữa buổi diễn. Tương tự, nhiều đơn vị tổ chức sự kiện mà tôi biết cũng lại dùng MacBook chỉ để chạy slide. Đó là những nhu cầu quá đơn giản mà chắc chắn những cỗ máy Windows chắc chắn sẽ đáp ứng được, nhưng họ chọn Apple vì Apple có giá trị mà chỉ họ - những người thành/bại dựa trên giá trị ấy – mới nhìn ra.
Thậm chí, tôi còn từng được một người bạn là bác sĩ hỏi cách cài MacOS lên laptop Razer, bởi đơn giản là các bác sĩ nước ngoài sang trao đổi kinh nghiệm với bạn toàn dùng MacBook (và Keynote) chứ không dùng PowerPoint trên laptop PC.
Với iPhone, không phải vô cớ mà Tim Cook cứ nhắc đi nhắc lại về "quyền riêng tư". Với bản chất là một khu vườn đóng, rõ ràng iOS (và iPad OS) ít vấn đề hơn Android. Nhiều công ty công nghệ mà tôi biết thậm chí yêu cầu nhân viên phải ký cam kết không sideload app trên Android!
Người dùng công nghệ sử dụng iPhone cũng rất nhiều. Trong thời đại ngày nay, chiếc điện thoại có thể tập trung nhiều thông tin nhạy cảm - những thông tin mà người dùng không nên chia sẻ rộng rãi: số CMT, số tiền trong tài khoản, ảnh chụp cùng người thân, ảnh chụp tại công ty v...v... Ngoại trừ Samsung và nền tảng Knox, chưa có một nhà sản xuất Android nào thực sự có động thái bảo vệ smartphone của mình cả.
Apple cho nghề nghiệp
Nhiều ông lớn trong lĩnh vực B2B như IBM, SAP, Deloitte, Cisco, Accenture thậm chí tập trung phát triển nền tảng, ứng dụng cho iOS. Tức là, nếu bạn làm việc cho một công ty dùng hệ thống/nền tảng của IBM hay SAP, trải nghiệm làm việc của bạn sẽ được cài thiện nếu bạn dùng iOS thay vì Android.
Tại sao những ông lớn này lại chọn Apple? Tại sao họ lại thúc ép khách hàng của chính họ chọn Apple? Bởi họ biết những rủi ro bảo mật trên Apple thấp hơn rất nhiều. Họ biết thời gian sử dụng của một thiết bị Apple cao hơn thiết bị Android. Ví dụ, iPhone 6 được dùng hệ điều hành mới nhất trong vòng 5 năm liên tiếp, và như thế là chi phí hỗ trợ phần mềm cũ của họ cũng được giảm thiểu. Hết thời gian khấu hao, iPhone thanh lý cũng bán được giá cao hơn Androidu. Mọi lý do ở đây là hoàn toàn thực tế, là yêu cầu gắn liền với đồng tiền, với thành công hay thất bại – chứ chẳng phải là để "sĩ diện" trên Facebook.
Trở lại với chiếc MacBook. Cùng một phương thức xử lý, Final Cut trên MacBook có thể mất 1/5 thời gian so với bất kỳ ứng dụng nào trên Windows, bao gồm cả Premier Pro. Cùng là để code, Google viết hướng dẫn (tutorial) cho Android Studio bằng máy Mac chứ chẳng phải PC Windows hay laptop ChromeBook. Google triển khai trên 40,000 máy Mac cho nhân viên.
Tìm kiếm hình ảnh nhân viên tại các công ty công nghệ lớn như Uber, Netflix, AWS và bạn sẽ thấy hình ảnh MacBook xuất hiện. Tìm kiếm hình ảnh của những huyền thoại nghề code như Kent Beck, Martin Fowler, Alistair Cockburn hay "Uncle Bob" Martin và bạn sẽ thấy họ xuất hiện cạnh những chiếc Mac. Tìm kiếm hình ảnh về các lớp học tại MIT, Caltech hay Stanford và bạn cũng sẽ thấy Mac lại xuất hiện...
Chuyện buồn cười: Cha đẻ của Internet thì dùng Mac, cư dân Internet thì chê Apple là đồ cho người... mù công nghệ.
Theo cộng đồng mạng, đây hẳn phải là một nghịch lý. Theo họ, Apple vốn dành cho người mù công nghệ, thích khoe mẽ. Apple không hề có tính thực tế. Nhưng sự thật thì hoàn toàn ngược lại: hàng Apple có rất nhiều giá trị thực tế, chuyện người ta có đủ hiểu biết để nhận ra những giá trị ấy hay không lại là chuyện khác.
0 coment rios:
Đăng nhận xét