Về đầu trang

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2019

Nhìn thấu bản chất: Có S10e, A80 và sắp tới là cả A90, tại sao Samsung lại đem "gà nhà đá nhau"?

2019 là năm Samsung ra mắt nhiều sản phẩm "đầu bảng hạng hai" nhất từ trước tới nay.

Gà nhà đá nhau

Khung giá của Galaxy A80 chắc chắn sẽ khiến nhiều người khó hiểu: sản phẩm 
vừa mở bán chính thức tại Việt Nam với giá 15 triệu đồng. Ở khung giá này, 
Galaxy A80 sẽ phải đối đầu với một địch thủ vô cùng hùng mạnh, và cũng lại là 
anh em một nhà: Galaxy S10e với mức giá bán lẻ cũng chỉ hơn 15 triệu đồng.
Tại các thị trường khác, Galaxy S10e và Galaxy A80 cũng được bán giá rất gần
nhau. Ví dụ, tại Ấn Độ, S10e đắt hơn A80 chỉ khoảng 1,5 triệu đồng. Tại châu Âu,
 mức chênh lệnh vào khoảng 50 Euro.


2 anh em nhà Samsung sẽ tranh đấu vô cùng quyết liệt. Galaxy S10e sở hữu
Snapdragon 855/Exynos 9820 và chỉ thua kém đàn anh Galaxy S10/S10+ về kích
cỡ màn hình hay số lượng camera. Nhưng Galaxy A80 có cơ chế camera "nhào
lộn" độc đáo, đủ để hứa hẹn là "vua selfie" chỉ vì camera trước và sau là... một.
Nhìn thấu bản chất: Có S10e, A80 và sắp tới là cả A90, tại sao Samsung lại đem gà nhà đá nhau? - Ảnh 1.
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của dòng A khiến phân khúc 500-700 USD của Samsung trở nên cực kỳ chật chội.
Chưa dừng lại ở đây, Galaxy A90 được cho là sắp sửa vén màn. Theo các tin đồn,
 A90 sẽ không có camera xoay nhưng lại có vi xử lý Snapdragon 855, màn hình
 Infinity-U (công nghệ Super AMOLED) và sẽ là "smartphone 5G rẻ nhất" của
 Samsung. Sự kiện ra mắt A90 có nghĩa rằng trong một khúc giá ngay dưới Galaxy
 S10, sẽ có tới 3 mẫu Galaxy cạnh tranh quyết liệt cùng nhau.
Kiềng ba chân
Vì sao mà Samsung bỗng dưng cho gà nhà đá nhau? Lý do ai cũng có thể nhận
 ra: Trung Quốc. Mặc dù Samsung và Apple vẫn đang chiếm 2 vị trí đầu bảng
 về doanh số smartphone toàn cầu trong năm 2019, cả 5 tên tuổi tiếp theo đều
 đến từ Trung Quốc. Thị trường trong nước suy giảm ở mức 2 chữ số, tất cả số
 này đều tìm cách bành trướng ra nước ngoài.
Và khi đến Tây Âu, Ấn Độ hay thậm chí là Mỹ, họ không "đánh" và phân khúc
 giá rẻ truyền thống. Với các sản phẩm như Mi 9 (Xiaomi), Reno (OPPO) hay
 P30 Pro, các hãng Trung Quốc đang tích cực nhắm vào phân khúc "đầu bảng
 hạng hai". Với khung giá khởi điểm từ khoảng 500 đến 700 USD, những chiếc
 smartphone này nằm ngay dưới Galaxy S10e và iPhone XR: chúng vừa đe dọa
 đến đầu bảng, vừa thu hút được người dùng đang tiến lên từ tầm trung.
Nhìn thấu bản chất: Có S10e, A80 và sắp tới là cả A90, tại sao Samsung lại đem gà nhà đá nhau? - Ảnh 2.
Kẻ thù chung của S10e, A80 và A90: smartphone Trung Quốc.
Samsung bắt buộc phải có câu trả lời. Dẫu rằng Galaxy S/Note vẫn là
 đại diện cho phân khúc cao cấp, cách đây 5 năm đâu ai nghĩ Samsung
 lại có ngày "bốc hơi" khỏi Đại Lục. Cũng đâu ai dám nghĩ, OPPO và
 Huawei lại có thể vén màn những tính năng như zoom 10X hay AI
 camera trước cả Samsung.
Bởi thế, Galaxy S10e, Galaxy A80 và Galaxy A90 ra đời để tạo thế
 "kiềng ba chân" giúp Samsung đứng vững trước smartphone Trung
 Quốc. Tương tự như dòng S và dòng Note đã giúp đa dạng hóa nhu
 cầu tầm cao, Galaxy A80 và Galaxy S10e giúp Samsung có thể đa dạng
 hóa phân khúc cận cao cấp: muốn sở hữu những yếu tố mới mẻ và đột
 phá, người dùng có thể lựa chọn A80. Còn nếu vẫn muốn sở hữu một
 trải nghiệm cao cấp truyền thống và nền nã hơn, Galaxy S10e sẽ là lựa
 chọn tốt cho những người không thể chạm tay tới S10 "thường".
Riêng A90 ra đời để đánh thẳng vào chiến lược "phá giá cấu hình" của
 Trung Quốc. Về mặt tính năng hay thương hiệu, mẫu Galaxy này không
 có gì đầu bảng. Nhưng giữa làn sóng 5g đang dâng cao, A90 sẽ giúp
 hoàn thiện một danh mục "đầu bảng hạng hai" quyết liệt nhất từ trước
 đến nay từ Samsung.
Sức mạnh của Samsung 
Nhìn thấu bản chất: Có S10e, A80 và sắp tới là cả A90, tại sao Samsung lại đem gà nhà đá nhau? - Ảnh 3.
Nếu đáp ứng được mọi nhu cầu của người dùng...
Nhìn thấu bản chất: Có S10e, A80 và sắp tới là cả A90, tại sao Samsung lại đem gà nhà đá nhau? - Ảnh 4.
...Samsung sẽ cắt đứt được nguồn sống của smartphone Trung Quốc.
Kết hợp cùng nhau, khúc "cận đầu bảng" của Samsung trở nên hùng
 mạnh hơn bao giờ hết. Cùng một khúc giá, cùng một nhu cầu, ít
 người sẽ đặt Huawei, OPPO hay Xiaomi lên trên Samsung, bởi
 xét cho cùng người Hàn vẫn là đại diện của khái niệm "Android cao
 cấp". Nếu như trước đây Samsung bỏ mặc cho các hãng Trung Quốc
 đua nhau sáng tạo trên khúc giá trung cấp – cận cao cấp thì giờ đây
 bất kỳ thứ gì người dùng muốn, Samsung cũng đều có. Miễn là
 Samsung đáp ứng được hết yêu cầu của người dùng, họ sẽ càng có
 ít lý do để dùng hàng Trung Quốc.
Chỉ một đòn đánh quyết liệt mới có thể giúp Samsung hiện thực hóa
 tham vọng giữ vững ngôi đầu thêm 10 năm nữa - như tuyên bố của
 CEO DJ Koh. Năm vừa qua, thị trường smartphone đã thực sự trở nên
 ngột ngạt khi không chỉ Trung Quốc mà toàn bộ ngành công nghiệp di
 động đã chứng kiến doanh số sụt giảm. Đại diện cho smartphone giá
 rẻ là Xiaomi đã chứng kiến lợi nhuận hoạt động bốc hơi đến 90% trong
 khi Huawei nhờ "đánh" mạnh vào tầm cao lại thu về những thành quả
 tích cực. Bài học nhãn tiền ấy cho thấy người Trung Quốc sẽ bằng mọi
 giá phải nhích dần lên những phân khúc giá cao hơn – nơi họ hoặc là
 chiến thắng Samsung, hoặc là chìm trong thua lỗ.
Bởi xét cho cùng thì Samsung vẫn là thương hiệu sang trọng hơn, vẫn
 mang tính quốc tế rõ rệt hơn hẳn Xiaomi hay Huawei. Nếu Samsung
 quyết đấu, các hãng Trung Quốc hoàn toàn phải tính đến nguy cơ có
 thể bị trói lại trong phân khúc trung cấp, trong sân nhà đang ngày một cằn cỗi...

Liam 
Tri Thức Trẻ

0 coment rios:

Đăng nhận xét